Categories Báo zing.vnGóc Chia SẻGóc Tâm Linh

Mâm cỗ cúng Ông Công Ông Táo cần chuẩn bị những gì ? Tất cả những gì các Eva phải chuẩn bị đây

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị những gì? Đây là thắc mắc của nhiều gia đình mỗi dịp lễ ông Công Ông Táo vào 23 tháng chạp hằng năm, phải cúng thế nào cho đúng ý nghĩa và đem lại tài lộc cho gia chủ. Cùng Evatoday tìm hiểu ý nghĩa cũng như chuẩn bị mâm cỗ cũng ông Công ông Táo và bài văn cúng cho đúng nhất nhé.

Tại sao phải cúng ông Công ông Táo?

Nghi lễ cúng ông Công ông Táo

Cúng ông công ông táo là nghi lễ cổ truyền của dân tộc Việt Nam không thể thiếu mỗi khi tết đến xuân về. Mặc dù là một nghi lễ quá đỗi quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc cũng như ý nghĩ của nghi lễ này. Nếu bạn là một trong số đó thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung sau đây nhé.

– Nguồn gốc lễ ông công ông táo

Có rất nhiều sự tích về ông Công, ông Táo được lưu truyền trong dân gian, nhưng nổi tiếng hơn cả vẫn là sự tích về đôi vợ chồng Thị Nhi và Trọng Cao.

Truyện kể về Thị Nhi có chồng là Trọng Cao vốn ăn ở với nhau rất mặn nồng nhưng mãi không có được một mặt con nên Trọng Cao dần trở nên lạnh nhạt với Thị Nhi và thường xuyên xảy ra xô sát giữa 2 vợ chồng. Đỉnh điểm là khi Cao đánh đập và đuổi Nhi ra khỏi nhà, kể từ đó Nhi bỏ nhà ra đi. Lang thang đến một xứ khác, Nhi gặp Phạm Lang và hai người kết thành vợ chồng, sống nương tựa vào nhau.

Còn Trọng Cao sau khi đuổi vợ đi cũng thấy ân hận và lên đường tìm kiếm vợ. Hết ngày này qua tháng nọ, tiền tài, đồ ăn thức uống rồi cũng hết, Cao trở thành kẻ ăn xin dọc đường để kiếm sống qua ngày. Vào một ngày nọ, Cao tìm đến đúng nhà Nhi – vợ cũ của mình để xin ăn đúng lúc Phạm Lang vắng nhà. Nhi sớm nhận ra đó là chồng cũ của mình và mời Cao vào nhà ăn cơm.

Khi Cao vẫn còn đang ở trong nhà thì Phạm Lang về, sợ chồng nghi oan nên Nhi đã giấu Cao dưới đống rơm sau vườn. Không may cho Cao, đêm hôm ấy Phạm Lang đốt đống dạ sau vườn để lấy tro bón ruộng. Thấy Cao chìm trong đống lửa, Nhi vội nhảy vào để cứu, Phạm Lang thấy vậy cũng nhảy vào theo và cả 3 đều chết trong đám lửa.

Thấy 3 người sống có tình nghĩa, thượng đế thương tình nên phong cho làm Định phúc Táo Quân (Vua bếp) và phong cho người chồng mới là Thổ Công cai quản việc trong bếp, người chồng cũ là thổ địa trông coi việc trong nhà còn người vợ được phong là Thổ kỳ cai quản việc chợ búa.

Các vị Táo quyết định những may rủi, phúc họa của gia chủ, đồng thời ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ và thổ cư vào quấy rối giữ gìn sự bình yên cho mọi nhà.

Cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo Quân lên trời để báo cáo tất cả các việc làm tốt và chưa tốt của gia chủ trong suốt một năm để Thiên đình thưởng phạt phân minh cho tất cả mọi nhà.

– Ý nghĩa ngày ông Công ông Táo

Theo quan niệm của người Việt, ba vị thần cai quản 3 lĩnh vực khác nhau quanh năm ở trong bếp nên nắm bắt được hết mọi điều, mọi chuyện trong gia đình và cứ ngày 23 tháng Chạp là các vị táo sẽ chầu trời để báo cáo tình hình với thượng đế. Chính vì vậy, hàng năm cứ đến ngày này, các gia đình đều làm nghi lễ cúng ông Công ông Táo về chầu trời rất long trọng.

Và theo truyền thuyết, cá chép là phương tiện duy nhất để đưa các vị táo lên trời. Cũng vì lẽ đó, một lễ vật không thể thiếu trong lễ cúng ông Công ông Táo chầu trời là cá chép với ngụ ý “cá chép hóa rồng” vượt qua vũ môn đưa ông táo chầu trời. Đến trưa 30 tết, sau khi đã báo cáo xong tình hình các Táo lại có mặt tại hạ giới để tiếp tục công việc cai quản của mình.

Cúng Ông Công Ông Táo Như thế nào?

Mặc dù nghi lễ cúng ông Công ông Táo được lưu truyền từ đời này qua đời khác nhưng không phải ai cũng có những hiểu biết sâu về lĩnh vực này, nhất là đối với những thế hệ trẻ. Một lễ cúng ông Công ông Táo chuẩn được thực hiện như sau:

1. Thời gian cúng ông Công Ông Táo

Nghi thức tiễn ông Táo về trời thường diễn ra vào đên ngày 22 và sáng sớm ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Bởi theo dân gian thì vào ngày 23 Táo Quân sẽ bay về trời để báo cáo chuyện bếp núc trong gia đình với thượng đế.

2. Mâm cỗ cúng ông Công Ông Táo

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Một mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đúng và đầy đủ bao gồm:

– 1 đĩa gạo

– 1 đĩa muối

– 5 lạng thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng

– 1 con cá chép rán hoặc cá chép sống

– 1 bát canh mọc hoặc canh măng

– 1 đĩa xào thập cẩm

– 1 đĩa giò

– 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng

– 1 đĩa chè kho

– 1 đĩa hoa quả

– 1 ấm trà sen

– 3 chén rượu

– 1 quả bưởi

– 1 quả cau, lá trầu

– 1 lọ hoa cúc

– 1 tập giấy tiền, vàng mã

3 Vị Trí đặt đồ lễ cúng ông Công ông Táo

Theo dân gian, táo quân là những người cai quản chuyện bếp núc nên vị trí đặt đồ lễ cúng ông Công ông Táo nên đặt trong bếp, có thể là bên cạnh bếp hoặc bên trên mặt bếp với mong muốn “giữ lửa” cho gia đình luôn thuận hòa, sung túc, và đầm ấm.

4. Bài cúng ông Công Ông Táo

Bài cúng ông Công ông Táo

Bài cúng ông Công ông Táo (Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin):

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Cúng ông Công ông Táo là một nghi lễ truyền thống của người Việt cần được lưu truyền từ thế hệ nay qua thế hệ khác thể hiện sự kính trọng bề trên và khuyến khích xây dựng một lối sống lành mạnh, đầm ấm và hạnh phúc.

Nguồn: Theo Zing.vn
Mâm cỗ cúng Ông Công Ông Táo cần chuẩn bị những gì ? Tất cả những gì các Eva phải chuẩn bị đây
5 (100%) 2 votes

4 thoughts on “Mâm cỗ cúng Ông Công Ông Táo cần chuẩn bị những gì ? Tất cả những gì các Eva phải chuẩn bị đây”

  1. Các Eva đang tìm hiểu về chuẩn bị đồ lễ cúng ông Công ông Táo và bài văn khấn thì có thể tham khảo nhé

  2. May quá năm nay làm dâu năm đầu, lần đầu phải chịu trách nhiệm chuẩn bị làm mâm cơm ông Công Ông Táo đang loay hoay chưa biết thế nào. Đúng là cám ơn báo đã giúp e 1 lối thoát hehe. Có mẹ nào như em không ạ

    1. Cám ơn bạn hy vọng với bài viết bạn sẽ chuẩn bị được mâm cơm cùng Ông Công Ông Táo vừa lòng gia đình

  3. cứ Tết đến là các mẹ lại bận rộn tấp nập vào bếp em làm dâu được 4 năm rồi và năm nào cũng thế, cứ nghĩ tới tết là sợ nhưng vẫn vui vì cả năm làm ăn vất vả gia đình mới có thời gian tụ họp bên mâm cơm. Hôm nay 17 tết rồi lại chuẩn bị để làm lễ cúng Ông Công Ông Táo, tham khảo bài viết cũng thấy hay bổ ích

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *