Categories Góc Chia SẻTin Tức

Đôi nét về Chùa Một Cột – Biểu tượng văn hóa ngàn năm của Việt Nam

Chùa Một Cột hay Chùa Mật sở hữu cấu trúc độc đáo với cấu trúc đài liên hoa hình vuông bằng gốc xây dựng trên một cột đá như một bông hoa sen mọc giữa hồ nước. Chính vì điểm đặc biệt này, Chùa Mật đã trở thành một trong những biểu tượng văn hóa ngàn năm của Việt Nam.

Chùa Một Cột được coi là biểu tượng văn hóa ngàn năm của thủ đô Hà Nội1

Chùa Một Cột được coi là biểu tượng văn hóa ngàn năm của thủ đô Hà Nội

Chùa Một Cột ở đâu?

Chùa Một Cột tọa lạc trong công viên phía sau phố Ông Ích Khiêm, quận Ba Đình, Hà Nội, là một trong những di tích văn hóa lịch sử lâu đời và là biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Chùa còn có tên khác là Diên Hựu Tự hoặc Liên Hoa Đài.

Chùa Diên Hựu bắt đầu xây dựng vào tháng Mười(âm lịch), năm Kỷ Sửu 1049 dưới thời vua Lý Thái Tông. Chùa chỉ có một gian nhỏ được xây dựng trên cột đá ở giữa hồ sen Linh Chiểu.

Chùa Một Cột tọa lạc giữa hồ sen Linh Chiểu1

Chùa Một Cột tọa lạc giữa hồ sen Linh Chiểu

Chùa Một Cột xây dựng vào thời nào?

Truyền thuyết kể lại rằng chùa được xây dựng dựa trên giấc mơ của vua Lý Thái Tông và thiết kế của sư Thiền Tuệ.

Vào năm 1049, vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với nhà sư Thiền Tuệ và được khuyên dựng chùa với thiết kế tòa sen đặt trên cột đá như trong chiêm bao và cho các nhà sư đi vòng quanh để tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế chùa mang tên Diên Hựu.

Hình ảnh chùa Một Cột năm 19861

Hình ảnh chùa Diên Hựu năm 1986

Hằng năm, cứ đến ngày 8 tháng 4 âm lịch, vua lại tới chùa làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và người dân khắp kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, vua đứng trên một đài cao trước chùa thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội lớn.

Đến năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho sửa ngôi chùa và cho dựng trước sân hai tháp lợp sứ trắng. Vào thời nhà Trần, Chùa Một Cột đã không phải ngôi chùa nhà Lý nữa bởi vua cho sửa lại chùa Diên Hựu trên nền cũ vào tháng giêng năm 1249.

Hình ảnh Chùa Một Cột năm 18981

Hình ảnh Chùa Một Cột năm 1898

Qua nhiều năm, chùa Diên Hựu đã được cải tạo, phục hồi nhiều lần qua các triều đại của nhà Trần, Hậu Lệ và Nguyễn. Chùa hiện nay chỉ là một phần của quần thể kiến trúc chùa Diên Hựu ngày xưa.

Cạnh chùa Một Cột ngày nay còn có một ngôi chùa có cổng tam quan với bức hoành phi ba chữ “Diên Hựu tự”, để mở rộng quy mô cho chùa trong việc thờ cúng, tụng kinh Phật và sinh hoạt của các tăng ni.

Cổng tam quan với bức hoành phi ba chữ “Diên Hựu tự”1

Cổng tam quan với bức hoành phi ba chữ “Diên Hựu tự”

Ý nghĩa Chùa Một Cột

Chùa Một Cột tiếng anh là One – Pillar Pagoda, biểu tượng của sự trường thọ, trí tuệ và lòng nhân ái. Kiến trúc của chùa cũng mang những triết lý nhân văn vô cùng sâu sắc với hình vuông bên ngoài đại diện cho âm, còn các cột tròn đại diện cho dương.

Ngoài có ý nghĩa về mặt tâm linh, chùa còn là một kiến trúc xuất sắc thể hiện tính dân tộc đậm nét. Không gian chùa chính là một bản giao hưởng của tính sáng tạo trong kiến trúc. Hơn nữa kết hợp điêu khắc đá, chạm khắc gỗ, văn hóa hội họa,… tất cả đều đậm đà tính dân tộc.

Chùa Một Cột không chỉ có ý nghĩa tâm linh mà còn có cấu trúc độc đáo1

Chùa Một Cột không chỉ có ý nghĩa tâm linh mà còn có cấu trúc độc đáo

Chùa Một Cột được tạo hình giống như một đóa hoa sen nở trên mặt nước, tượng trưng cho sự tinh khiết cũng như cao quý của Phật Pháp. Chính vì những nét độc đáo và ý nghĩa đó, vào năm 1962, chùa Diên Hựu đã được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.

Không chỉ vậy, Chùa Một Cột còn được công nhận là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất” tại sự kiện Tổ chức Kỷ lục châu Á vào ngày 10/10/2012.

Biểu tượng Chùa Một Cột còn được khắc ở mặt sau đồng tiền kim loại 5000 đồng1

Biểu tượng Chùa Một Cột còn được khắc ở mặt sau đồng tiền kim loại 5000 đồng

Chùa Một Cột ngày nay đã được chọn làm một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Không những thế, biểu tượng chùa còn được khắc ở mặt sau đồng tiền kim loại 5000 đồng của Việt Nam. Tại quận Thủ Đức, ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng có một kiểu phiên bản của chùa..

Phiên bản chùa Một Cột được xây dựng ở Nga1

Phiên bản chùa Một Cột được xây dựng ở Nga

Chùa Một Cột cũng được bạn bè quốc tế biết tới khi một phiên bản khác được xây dựng tại Tổ hợp Trung tâm Văn hóa – Thương mại và Khách sạn “Hà Nội – Matxcova”, thủ đô Moskva của Nga . Nó còn là biểu tượng cực kỳ cao quý thoát tục của con người Việt Nam từ xưa tới nay.

Đôi nét về Chùa Một Cột – Biểu tượng văn hóa ngàn năm của Việt Nam
5 (100%) 1 vote

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *