Có những chất liệu nâng mũi nào?

Ngoài những chuẩn bị chi phí và sức khỏe để có một ca phẫu thuật nâng mũi thành công, bạn còn nên quan tâm tới những chất liệu nâng mũi để có một dáng mũi đẹp chuẩn và lâu dài nhé!
Nâng mũi được chia làm 2 loại là nâng mũi phẫu thuật và nâng mũi không phẫu thuật. Mỗi một phương pháp có kỹ thuật và chất liệu nâng mũi phù hợp.
Mỗi phương pháp nâng mũi có kỹ thuật và chất liệu nâng mũi phù hợp
Nâng mũi phẫu thuật có những chất liệu nâng mũi nào?
Hai trong những chất liệu nâng mũi phổ biến nhất trong phẫu thuật là sụn tự thân và sụn sinh học.
Sụn tự thân:
- Lấy từ các phần sụn ở tai hoặc sụn sườn của bệnh nhân có khả năng tương thích cao với cơ thể.
- Trước khi nâng mũi bác sỹ sẽ tác động vào vùng sụn tai hoặc sụn sườn để có thể trích ra một phần sụn vừa đủ để cấy vào vùng mũi cần thiết.
Chất liệu nâng mũi sụn tự thân lấy từ sụn tai hoặc sụn sườn của cơ thể
Sụn sinh học:
- Là những chế phẩm nhân tạo được nhiên cứu để sao cho gần giống với sụn mũi nhất.
- Một vài loại sụn nhân tạo phổ biến hiện nay như megaderm, surgiform.
Chất liệu sụn nâng mũi Megaderm
Nâng mũi không phẫu thuật sử dụng những chất liệu nâng mũi nào?
Chất làm đầy Filler:
- Là một hợp chất được cấu tạo từ axit hyaluronic giống như một chất tự nhiên tồn tại trong cơ thể con người.
- Mục đích của tiêm filler là làm phẳng da hay tăng thể tích của một bộ phận nào đó trong thời gian ngắn.
- Nhược điểm: khả năng gây biến chứng cao, thậm chí là hoại tử vùng mũi.
Chất làm đầy Filler sử dụng trong nâng mũi không phẫu thuật
Chỉ nâng mũi:
- Tác động vào da và cơ vùng mũi, giúp nâng đỡ vùng sống mũi trở lên cao hơn.
- Nhược điểm: không có hiệu quả lâu dài và cần tay nghề bác sỹ cao mới có thể thành công và không gây ra biến chứng.
Nâng mũi không phẫu thuât sử dụng chỉ nâng mũi
Trên đây là những thông tin cơ bản về những chất liệu nâng mũi được sử dụng phổ biến hiện nay.Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp và chất liệu nâng mũi phù hợp với bản thân mình.